top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảIncognito

Thay vì đốt vàng mã cho người âm ta hãy làm phước và hồi hướng cho họ

Nếu mơ thấy người thân bị lạnh, thay vì đốt quần áo giấy hay tiền giấy, ta hãy đem quần áo đi bố thí những người nghèo và đứng trước Phật phát nguyện: “Con nguyện đem công đức bố thí này cho thân nhân con được quần áo nghiêm trang đầy đủ” thì tự nhiên người thân ở cõi âm sẽ nhận được.


Đốt vàng mã là một phong tục cổ truyền của người Việt, được xem như cách ứng xử của “người trần” đối với “người âm”. Theo thời gian, tục đốt vàng mã đã đi xa khỏi mục đích ban đầu và ngày càng trở nên thái quá.


Có người ngủ mơ thấy người thân đã mất về báo là bị lạnh, nên họ đã mua bộ quần áo bằng giấy để đốt cho người âm. Có người tháng nào cũng đốt tiền đô la âm phủ để ông bà có tiền tiêu xài. Lại có người đốt cả tivi, nhà lầu, xe hơi, iPad... bằng giấy để “gửi” cho người đã khuất. Bởi vì niềm tin đơn giản rằng “trần sao, âm vậy” nên nhiều người đã có những hành động mê tín và không thực tế.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tục đốt vàng mã không có trong đạo Phật. Công văn số 31 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nêu rõ: “Đề nghị chư tôn đức Tăng Ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam”. Việc làm này giúp con người xóa bỏ mê tín dị đoan và cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Nếu mơ thấy người thân bị lạnh, thay vì đốt quần áo giấy hay tiền giấy, ta hãy đem quần áo đi bố thí những người nghèo và đứng trước Phật phát nguyện: “Con nguyện đem công đức bố thí này cho thân nhân con được quần áo nghiêm trang đầy đủ” thì tự nhiên người thân ở cõi âm sẽ nhận được. Người trong cõi âm đầy đủ ấm no hay không là do phước tạo ra. Việc chúng ta làm phước và hồi hướng cho họ mới là điều hợp lý và đúng với nhân quả.


TT. Thích Chân Quang Theo: Phật Giáo Việt Nam

bottom of page